10.000 CHỮ KÝ

CHIẾN DỊCH

TÔI ỦNG HỘ

ỦNG HỘ VIỆC CẤM TUYỆT ĐỐI NGƯỜI CÓ NỒNG ĐỘ CỒN LÁI XE

"BÁC TÀI THỜI ĐẠI MỚI - NÓI KHÔNG VỚI NỒNG ĐỘ CỒN"

TÔI ỦNG HỘ CẤM TUYỆT ĐỐI
NGƯỜI CÓ NỒNG ĐỘ CỒN LÁI XE

GỬI CHỮ KÝ

Tôi ủng hộ CẤM TUYỆT ĐỐI NGƯỜI CÓ NỒNG ĐỘ CỒN LÁI XE

BẠN CÓ BIẾT ?

Theo số liệu ủy ban ATGT quốc gia cung cấp, trung bình hằng năm Việt Nam xảy ra khoảng 20.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 8.000 người, làm bị thường 16.000 người cùng với nhiều thiệt hại về tài sản.

Cũng theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết có liên quan rượu bia.

Tại sao nên cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn tham gia giao thông?

Nguy cơ va chạm tăng lên một cách đáng kể khi nồng độ cồn trong máu tăng cao. Nguy cơ tai nạn gây tử vong cao hơn 3.5 lần so với người lái xe không uống rượu.
#1: Uống rượu làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông
Theo số liệu của CDC Hoa Kỳ, Năm 2020 tại Mỹ, 11,654 người tử vong vì uống rượu trong khi lái xe, chiếm 30% tổng số tử vong do tai nạn giao thông. Đây là một trong những lý do chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người chết có liên quan rượu bia.
#2: Uống rượu làm tăng nguy cơ tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông
Rượu là chất gây ức chế, làm chậm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, bao gồm cả não. Rượu tác động lên hệ thần kinh trung ương khiến người ta không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của mình. Từ đó dẫn đến những hậu quả khôn lường như bất cẩn trong giao thông, liều lĩnh không kiềm chế trước các tình huống nguy hiểm gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc, đánh đập, chém giết...
#3: Uống rượu gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương
Trong một số nghiên cứu về tác hại của rượu, bia cho kết quả: Nếu uống 50g cồn hàng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn, với khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu, số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
#4: Uống rượu bia gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe tinh thần và cơ thể
Việc xảy ra tai nạn do uống rượu bia (đa số là nam giới) đã để lại những hệ luỵ vô cùng to lớn không chỉ cho người tham gia giao thông, gia đình họ mà còn cả cho xã hội. Chi phí y tế của nhà nước tăng lên hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm do quá tải cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc men, vật tư y tế. Nghiêm trọng hơn, những người chết hoặc bị thương đã ảnh hưởng tới lực lượng lao động của đất nước
#5: Tai nạn giao thông do bia rượu làm tăng áp lực cho hệ thống y tế của Nhà nước
Theo ghi nhận từ Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức, số ca tai nạn giao thông đã giảm trong giai đoạn đầu sau khi áp dụng mức xử phạt mới đối với người lái xe có nồng độ cồn trong máu. Quy định này, dưới Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 1/1/2020.

Tại Bệnh viện Việt Đức, số liệu từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp cho thấy sự giảm bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia sau hơn một tuần triển khai quy định mới.

Trong năm 2019, Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội tiếp nhận 4020 trường hợp tai nạn giao thông, trung bình 11 ca mỗi ngày. Tuy nhiên, trong 6 ngày đầu của tháng 1 năm 2020, số ca tai nạn giao thông giảm xuống còn 44 ca, trung bình 7.3 ca mỗi ngày.
#6: Số vụ tai nạn giao thông giảm khi cấm nồng độ cồn trong khi lái xe
Chi phí chi cho giải quyết các tác hại của rượu bia cũng đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế và ngân sách của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê của WHO, phí tổn kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3% -3,3% GDP của mỗi quốc gia, trong đó chi phí gián tiếp để giải quyết hậu quả do rượu bia thường cao hơn so với chi phí trực tiếp. Nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia tại Việt Nam ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Chi phí kinh tế của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia của Việt Nam năm 2017 tương đương gần 4 tỷ USD. Bên cạnh đó, các chi phí của Nhà nước và người dân để giải quyết các hậu quả liên quan đến sức khỏe là rất lớn
#7: Hậu quả do rượu bia gây ra là gánh nặng cho nền kinh tế
Rượu/bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam.

Rượu bia cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Sử dụng rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng bất bình đẳng giới và bất bình đẳng kinh tế xã hội, thách thức các nỗ lực giảm nghèo bền vững.
#8: Cấm rượu bia để cải thiện sức khỏe cộng đồng & trách nhiệm xã hội
Ngưỡng được cho phép dưới 50mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở khi điều khiển xe tham gia giao thông, nhưng số vụ tai nạn vẫn gia tăng, không hề giảm
#9: Áp dụng ngưỡng nồng độ cồn chưa có hiệu quả
“Mong lắm, cần lắm xử thật nặng với những người cố tình vi phạm luật giao thông. Không có bằng cũng cố tình lái xe, uống rượu bia, dùng chất kích thích rồi lái xe gây tai nạn…

Việc xử thật nặng còn để làm gương, răn đe cho những người khác. Đã có quá nhiều vụ tai nạn thương tâm rồi. Không biết bao giờ chúng ta mới vào cuộc thật sự quyết liệt để ngăn chặn vấn nạn này”
NSND Xuân Bắc
“Hãy xử phạt thật nặng với hành vi lái xe khi đã uống rượu bia. Kêu gọi phát huy tinh thần, ý thức chỉ là một phần, không thật sự có tác dụng lớn, lúc tỉnh táo đều thấy làm được nhưng có chén rượu vào là quên hết."
MC Thảo Vân
“Cái chết của Đinh Hải Yến - Nhà hát Kịch Việt Nam khiến mình cùng các anh chị em nghệ sỹ vô cùng đau xót. Tôi nghĩ luật giao thông có gì đó chưa ổn, chưa thực sự nghiêm nên xe điên ngày một gia tăng. Phải làm cái gì đó chứ đừng để những đứa con bơ vơ mất mẹ mất cha."
Ca sĩ Minh Thu

CÁC NGHỆ SĨ VÀ NGƯỜI NỔI TIẾNG NÓI GÌ ?

Ký tên để ủng hộ chiến dịch

TÔI ỦNG HỘ